Một bài tổng kết trên báo Sức khoẻ thể thao sẽ giải thích vì sao đau lưng lại là vấn đề phổ biến đối với các golf thủ.
Trên danh nghĩa, bộ môn golf có vẻ như không nặng và tốn sức tuy nhiên sự linh hoạt của cột sống của bạn giảm dần theo thời gian. Những chấn thương phổ biến của các golfer chính là ở cột sống lung kéo dài từ 2-4 tuần đối với người bị đau. Điều đáng ngạc nhiên là những chấn thương cột sống không làm mất khả năng của họ ngay lập tức nhưng cảm giác đau sẽ gia tăng khi họ chơi nhiều.
Các cú swing góp phần làm đau lưng
Sự thật rằng các tư thế chơi golf gây hại cho cột sống. Ví dụ: Để swing đúng thì bạn phải mở rộng hông, vai trong tư thế backswing. Khi kết thúc cú đánh, cột sống thắt lưng bạn ở vị trí giãn quá lớn đồng thời làm co rút cơ bụng và xoay thân người với bàn chân giữ im trên mặt đất, phần đĩa đệm giữa các đốt sống của bạn bị nhấn mạnh quá mức.
Sự gia tăng áp lực lên cột sống trong quá trình thực hiện downswing đến follow-through mạnh ngang với một tiền vệ bóng chày húc phá rào cản phía trước. Áp lực lên cột sống của các golfer lớn hơn rất nhiều lực để khiến thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Tuy nhiên đối với những người lớn tuổi thiên về nguy cơ loãng xương sau này, sự gia tăng áp lực lên cột sống có thể làm rạn hoặc nứt xương sườn hoặc đốt sống.
Những vấn đề khác thường thấy đối với các golfer là tổn thương cơ dọc cột sống. Các phim MRI cho thấy những vết rách trên cơ đặc biệt là ở những golfer không chuyên. Các điều trị đối với những tổn thương cơ thông thường tập trung vào việc nghỉ ngơi, thả lỏng, các bài tập làm chắc khoẻ cơ và điều chỉnh động tác đúng trong khi chơi golf để tránh những tổn thương trở lại.
Lời khuyên để tránh đau lưng trong khi chơi golf, một vài bước đơn giản giúp bảo vệ lưng cho các golfer như sau:
Chúng ta đều biết tập thể dục là điều cần thiết, nhưng đối với các vận động viên, việc duy trì thói quen luyện tập thường xuyên còn cấp bách hơn nữa nếu không muốn ngồi trên băng ghế dự bị.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những vận động viên thường xuyên tập luyện cường độ mạnh ít có nguy cơ chấn thương cấp tính hơn những vận động viên khác. Ngoài ra, những người tham gia cả ba phương pháp luyện tập cơ bản (kéo căng, rèn luyện cường độ, rèn luyện cảm giác cân bằng) có tỷ lệ mắc phải chấn thương thể thao thấp hơn.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí British Journal of Sports Medicine đã phân tích kết quả từ 25 trường hợp khác nhau trong số 3.364 trường hợp mắc ít nhất một chấn thương thể thao. Các nhà nghiên cứu nhìn vào kết quả của những người tham gia cả ba phương pháp tập thể dục kéo căng, rèn luyện cường độ, rèn luyện cảm giác cân bằng. Họ nhận thấy rằng, cơ thể chúng ta có khả năng cảm nhận và phản xạ có điều kiện với các hoạt động ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy, ví dụ như bạn có thể đập bóng mà không cần nhìn vào tay đang giữ quả bóng đó.
Bằng cách đó, các nhà nghiên cứu kết luận, việc vận động và tập luyện thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương thể thao. Tuy nhiên, tập luyện không phải là phương pháp duy nhất để bảo vệ bạn khỏi những chấn thương thể thao bởi khi luyện tập quá nhiều dẫn đến tình trạng mệt mỏi của cơ bắp dẫn đến tinh thần không tốt. Chăm sóc Chiropractic cũng có thể hỗ trợ ít nhiều việc hạn chế nguy cơ này. Với cơ chế rèn luyện cơ bắp và xương khớp khỏe mạnh, tạo nên liên kết mạnh mẽ, dẻo dai trong cơ thể, bạn sẽ có khả năng phản xạ và phòng bị tốt hơn trong các hoạt động thể thao cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt Chiropractic rất hiệu quả và an toàn để phục hồi thương tổn về cơ, gân, dây chằng, những cơn đau khi gặp chấn thương thể thao mà không cần dùng thuốc, hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể gây ra bởi thuốc.
(Tác giả: Christina DeBusk)
Tập luyện thể thao thường xuyên được khuyến khích đối với mọi lứa tuổi để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nếu vận động không đúng cách có thể làm tổn thương các khớp xương dẫn đến nguy cơ viêm khớp sau này.
Vì sao chơi thể thao có thể bị viêm khớp?
Theo một nghiên cứu đăng trên ấn phẩm Arthritis and Rheumatism (2011), 29% cầu thủ đá bóng, 31% vận động viên cử tạ và 14% vận động viên điền kinh có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Ở những người chơi thể thao không chuyên nghiệp trong các môn này và nhiều môn khác như võ cổ truyền, tennis, khiêu vũ… thì tình trạng viêm khớp cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Khi tham gia các hoạt động thể thao, khớp xương phải cử động với tần suất lớn, đôi khi phải chịu đựng quá mức khiến áp lực cơ thể dồn xuống khớp xương và gây ra nhiều dạng chấn thương.
Các bác sĩ khoa xương khớp và thể dục thể thao khẳng định, sự kém vận động hoặc vận động quá mức đều không tốt cho các khớp xương. Nếu sự kém vận động thúc đẩy quá trình lão hóa cơ thể diễn ra nhanh hơn (bao gồm cả xương khớp) thì tình trạng đau nhức do mỏi, do viêm và do thoái hóa là tất yếu nếu xương khớp phải hoạt động quá nhiều mà không được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng tốt hợp lý.
Phòng ngừa các tổn thương cho khớp xương
Vận động đều đặn sẽ giúp tăng cường sức khỏe, duy trì sự linh hoạt của hệ xương khớp. Nhưng trước tiên chúng ta cần cân nhắc tình trạng sức khỏe để lựa chọn môn thể thao phù hợp, điều chỉnh cường độ tập luyện và sử dụng các vật dụng chuyên dụng như băng cổ tay, băng đầu gối… để nâng đỡ các khớp xương, đề phòng chấn thương.
Đồng thời, việc chăm sóc xương khớp từ bên trong cũng cần được thực hiện song song và ngay từ sớm để phòng ngừa các tổn xương sau này do tuổi tác. Thịt gia cầm, cá biển, tôm, cua, sò ốc và các loại dầu chứa nhiều axit béo omega-3 như dầu cá, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân… được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng để duy trì sự dẻo dai và linh hoạt của các khớp xương. Các loại trái cây nhiệt đới như ổi, cam, chanh là nguồn cung cấp vitamin C cao, cà rốt và củ cải chứa beta carotene là chất chống oxy hóa rất cần thiết cho xương và khớp xương.
Ngoài ra, sự linh hoạt và khỏe mạnh của các khớp xương còn phụ thuộc vào một hợp chất quan trọng là Glucosamine, được hình thành trong cơ thể, có tác dụng duy trì sự đàn hồi của sụn khớp và hỗ trợ quá trình tạo dịch nhầy giữa các khớp xương. Việc bổ sung Glucosamine dạng tổng hợp từ sớm, đặc biệt là đối với những người đam mê thể thao là giải pháp đơn giản mang lại sự dễ chịu thoải mái khi vận động, giảm các nguy cơ tổn thương khớp xương về sau.
Khi có dấu hiệu bất thường đau nhức kéo dài ở các khớp xương nên nhanh chóng đi thăm khám và điều trị giúp lành nhanh các bệnh cấp tính. Với phương pháp Chiropratic kết hợp với máy móc hiện đại, ICCare giúp chữa lành hiệu quả các tổn thương viêm cấp tính mà không cần dùng thuốc.
Đau mỏi cơ bắp do chơi thể thao
Đau mỏi cơ bắp là do cơ bắp hoạt động quá nhiều, khiến thiếu nguồn cung cấp năng lượng. Các sợi cơ bị giảm độ pH, mất kali… Tuy nhiên, mức độ đau nhức này thường thoáng qua nên không mấy ai để ý và hay chủ quan. Nhưng thực tế nó lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống bởi khi cơ bắp đau nhức, dẫn đến cơ thể cũng uể oải, mệt mỏi theo, ngại vận động.
Nguyên nhân và triệu chứng đau mỏi cơ bắp khi vận động hay chơi thể thao:
Lâu lâu khi chúng ta tham gia một buổi chơi thể thao một cách nhiệt tình bạn sẽ cảm thấy đau nhức cơ bắp toàn cơ thể, đặc biệt khi thực hiện các động tác co cơ lệch tâm như đi xuống cầu thang, chạy xuống dốc, ngồi xổm…, và tình trạng đau nhức nhiều sẽ kéo dài 1-2 ngày, sau đó giảm dần. Hiện tượng này các bạn cần phân biệt với tình trạng đau nhức cơ cấp tính do căng hoặc rách cơ: thường xảy ra trong khi tập luyện, thi đấu và kèm theo sưng hoặc bầm tím vùng chấn thương.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu thường là do rách các sợi cơ mức độ vi thể. Đây là tình trạng hay gặp ở người mới tập luyện hay vận động viên chuyên nghiệp, thường diễn ra vài giờ sau khi kết thúc quá trình tăng quá mức khối lượng hoặc thời gian vận động (như trận đấu kéo dài tổn hao nhiều sức lực, hoặc lịch thi đấu quá dày đặc…).
Biện pháp phòng tránh:
Chúng ta nhất thiết nên làm nóng kỹ trước khi vận động, và làm nguội sau khi vận động, đặc biệt với các bài tập kéo căng. Tăng dần khối lượng và thời lượng tập luyện không quá 10% mỗi tuần. Tránh tăng đột ngột thời lượng và khối lượng các bài tập.
Tập luyện tăng dần sức mạnh, sức dẻo cơ bắp và sức bền trước những giải đấu. Lịch tập và nghỉ ngơi một cách khoa học hợp lí. Cách xử trí khi đau mỏi cơ bắp:
Phương pháp nắn chỉnh cột sống CHIROPRACTIC của Mỹ là phương pháp điều trị rất hiệu quả của nhiều chứng bệnh xương khớp, cột sống mà không cần dùng thuốc,...
(Xem tiếp)
Nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh Vẹo cột sống ở trẻ em là do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch nghiêng một bên trong khi học bài...
(Xem tiếp)
Chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp Chiropractic hiệu quả đối với nhiều tình trạng khác nhau. Sau đây là danh sách một phần của một số điều phổ biến...
(Xem tiếp)
Đăng ký ngay để nhận buổi thăm khám miễn phí lần đầu với Bác sĩ nước ngoài.
Hotline: 096.393.1999